Bóng đá nữ ngày nay Bóng_đá_nữ

Marta Vieira da Silva, một trong những cầu thủ nữ nổi bật nhất với 5 lần đoạt danh hiệu Cầu thủ nữ xuất sắc nhất thế giới.

Sau khi được công nhận, bóng đá nữ nhanh chóng phát triển, bằng chứng là việc chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho giải thế giới vào năm 2015 tốt hơn rất nhiều lần so với kì giải đầu tiên vào năm 1991. Bóng đá có thể coi là môn thể thao dành cho nữ giới được phân bố rộng rãi nhất, và số lượng đội tuyển quốc gia nữ tham gia vào FIFA vẫn không ngừng gia tăng. Trong thời gian gần đây tại một số quốc gia Hồi giáo bảo thủ và hà khắc như Pakistan hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, những nơi mà phụ nữ bị hạn chế rất nhiều thứ, thì giờ đã có cả các đội tuyển quốc gia và các câu lạc bộ bóng đá nữ.[29][30] Theo số liệu từ FIFA, vào năm 2006 có khoảng 26 triệu nữ cầu thủ, và kể từ năm 2000 con số này đã tăng lên trên 4,5 triệu. 448 trận đấu bóng đá quốc tế đã diễn ra tại 134 quốc gia, và sóng truyền hình của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới đã tiếp cận tới 200 quốc gia vào năm 2007 so với con số 67 của năm 1999.[31] Ước tính số lượng cầu thủ nữ tại các châu lục vào năm 2006: 10 triệu ở Bắc Trung Mỹ và Caribe (trong đó có 7 triệu tại Hoa Kỳ), 6,4 triệu tại châu Âu và các quốc gia khác thuộc UEFA, 5,1 triệu tại châu Á (tính cả Úc), 3 triệu tại Nam Mỹ, gần 1,4 triệu ở châu Phi và 56.000 ở châu Đại Dương.[32] Số cầu thủ có đăng ký tăng 54% so với năm 2000 lên con số 4,1 triệu trên tổng số 38,3 triệu cầu thủ có đăng ký cả nam lẫn nữ.[33]

Tại châu Âu có 13.000 câu lạc bộ có ít nhất một đội bóng nữ.[32] Có 51 câu lạc bộ của 43 quốc gia tham gia vào các vòng đấu của UEFA Women's Champions League mùa giải 2010–11.[34] Trong số này có một câu lạc bộ là câu lạc bộ vô địch bóng đá nữ của đảo Síp, dù nước này chưa có đội tuyển quốc gia nữ chính thức vào thời điểm đó. Ngược lại Latvia, ArmeniaAzerbaijan có đội tuyển quốc gia nữ nhưng không có câu lạc bộ nào tham dự. Số đội tham dự mùa giải 2014–15 tăng lên 54 đội của 46 quốc gia thành viên. Albania, MaltaMontenegro là ba nước lần đầu góp mặt. Các quốc gia chưa từng có đại diện nào là Luxembourg, Gruzia, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Gibraltar, LiechtensteinSan Marino.

Tại giải đấu vô địch các câu lạc bộ Nam Mỹ Copa Libertadores dành cho nữ, cả mười quốc gia tham gia vào mùa giải đầu tiên vào năm 2009.[35] Tất cả thành viên của CONMEBOL cũng tham gia vào giải vô địch cấp độ đội tuyển quốc gia, và bốn trong số các đội này tham dự World Cup 2015.

Mặc dù sự quan tâm dành cho bóng đá nữ ngày một tăng, vẫn chỉ có rất ít các sản phẩm truyền thông được đầu tư dành riêng cho nó. Hiện nay có một số tờ báo gây sự chú ý đáng kể, điển hình như Shekicks. Trước đây tại một số quốc gia như Na Uy cũng phát hành tạp chí dành riêng cho môn thể thao nữ này nhưng không tồn tại được lâu trước khi phải dừng hoạt động. Về mặt truyền hình, tại các quốc gia như Đức và Thụy Điển, các trận đấu tại giải vô địch quốc gia và Champions League được phát sóng khá đều đặn.[36] Cả Na Uy và Anh đều chiếu trận chung kết cúp quốc gia trên TV. Trong số các kênh truyền hình phi chính phủ, Eurosport là kênh nổi bật nhất trong việc phát sóng các trận bóng đá nữ thuộc khuôn khổ các giải bóng đá lớn như giải vô địch thế giới hay Euro.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng_đá_nữ http://theworldgame.sbs.com.au/blog/2012/07/17/jap... http://emagazine.credit-suisse.com/article/index2.... http://www.fifa.com/aboutfifa/media/newsid=529882.... http://www.fifa.com/mm/document/afdeveloping/women... http://www.fifa.com/mm/document/fifafacts/bcoffsur... http://www.fifa.com/womens-football/index.html http://www.fifa.com/worldranking/rankingtable/wome... http://articles.latimes.com/2009/jul/10/sports/sp-... http://www.routledge.com/books/details/97804152633... http://www.rsssf.com/tablese/eur-women69.html